Việc phân tích tình thế giúp các nhà xây dựng chiến lược trả lời được câu hỏi: chúngta là ai? Nói một cách khác cácdoanh nghiệp phải đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của mình, những cơ hội, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp.
Phân tích tình thế bao gồm sự đánh giá đầy đủ và toàn diện các yếu tố nội tại cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Về môi trường kinh doanh: Doanh nghiệp cần phải đánh giá được những thuận lợi và khó khăn mà môi trường kinh doanh đem lại. Mặc dù môi trường hoạt động chính của doanh nghiệp là thị trường song cần phân tích tất cả các bộ phận môi trường khác như: môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, môi trường dân cư, môi trường chính trị…Quá trình phân tích cần xác định được những yếu tố then chốt ở mỗi bộ phận môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp và dự đoán được những thay đổi của các nhân tố đó.
Các yếu tố cơ bản của thị trường mục tiêu cần phải đánh giá là:
+ Đặc điểm về cầu trên thị trường
+ Tình hình cung ứng và quan hệ cung – cầu về sản phẩm
+ Đặc điểm tiêu dùng của khách hàng
+ Tình hình cạnh tranh
+ Tính hấp dẫn của môi trường đầu tư
+ Luật pháp, sự ổn định của chính trị và an toàn xã hội…
Về thực trạng bên trong của doanh nghiệp: Việc đánh giá này cần chỉ rõ những điểm mạnh và điểm yếu cũng như khả năng và phương pháp khắc phục trong thời gian tới. Năng lực của doanh nghiệp được xem xét trên các góc độ chủ yếu là:
+ Trình độ công nghệ và kỹ thuật
+ Tiềm lực tài chính
+ Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất
+ Trình độ của nguồn lao động
+ Sự ổn định của nguồn cung ứng nguyên liệu
+ Trình độ quản trị marketing
+ Chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Uy tín của doanh nghiệp và giá trị thương hiệu
+ Các mối quan hệ công chúng…
Trên cơ sở phân tích tình thế và đánh giá đúng năng lực của mình, các doanh nghiệp cần xác định được cương lĩnh hoạt động của từng doanh nghiệp cụ thể. Cương lĩnh hoạt động của doanh nghiệp phải trả lời được các vấn đề chủ yếu sau:
+ Doanh nghiệp của chúng ta là gì?
+ Ai là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
+ Cái gì là quý giá nhất với khách hàng mục tiêu?
+ Doanh nghiệp sẽ ra sao và cần phải như thế nào?
Một thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức
Nhắc đến Mercedes – Benz chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến một chiếc xe màu xanh với logo ngôi sao 3 cánh dùng để đưa đón CBNV, hoặc chỉ cần nhìn thấy logo cùng màu sắc là người tiêu dùng đã biết mình đang nhìn thấy hãng xe hơi nào. Không chỉ dùng lại ở những dòng xe đó thương hiệu Mercedes tiếp tục đưa chúng ta đến với những dòng xe sang trọng hơn, đẳng cấp hơn, cá tính hơn, mạnh mẽ hơn như S – Class, E – Class hay A – Class dòng xe sang dành cho giới trẻ,…Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của các hộ gia đình, Mercedes – Benz đã liên tục cho ra mắt những mẫu xe hơi đẹp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong việc phục vụ các nhóm khách nhỏ đi tham quan du lịch, hay khách thương gia, khách VIP. Và dòng xe 16 chỗ: Mercedes Sprinter của Mercedes – Benz đảm bảo sự thoải mái kể cả đối với những nhóm khách có hành trình dài ngày.
Bạn có thể liên tục cập nhập những dòng xe bán chạy nhất thế giới của Mercedes – Benz hoặc những mẫu xe hơi mới nhất tại website chính thức: http://www.mercedes-benz.com.vn/
.