Tổng quan thị trường xe ô tô

Sốt xe rồi lại sốt giá. Và thêm nữa là những câu chuyện về thuế… là những thông tin mà người tiêu dùng Việt được nghe hàng ngày trong 2 năm gần đây. Tuy nhiên, phần lớn những thông tin như “cơm bữa” hàng ngày ấy lại không mấy khi làm vui lòng người tiêu dùng. Đôi khi, cũng có những “cơn mưa lạ” khiến người tiêu dùng hồ hởi, nhưng cũng chẳng được bao lâu…Thị trường xe hơi Việt đã có một thời gian dài bán hàng theo kiểu phân phối, tức là nhà sản xuất lắp ráp xe gì thì thị trường chỉ có những dòng xe ấy để mà mua sử dụng. Dù dư khả năng tài chính để sắm một chiếc xe nhập khẩu nguyên chiếc, chất lượng cao nhưng đối với người tiêu dùng Việt ở thời điểm đó rất khó do những rào cản về chính sách và thuế. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, câu chuyện này đã khác. Những chính sách tích cực đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thị trường xe hơi trong nước. Người tiêu dùng, kể cả những người chưa và không đủ tài chính để sở hữu xe hơi rất hồ hởi. Những hoài nghi về chính sách bảo hộ nền công nghiệp ôtô trong nước bị dẹp bỏ, thay vào đó là những suy nghĩ tích cực.Ôtô trong nước không còn được một mình một chợ nữa, mà đã có sự cạnh tranh hơn từ những sản phẩm cùng dòng, cùng thương hiệu nhưng lại có xuất xứ từ nước ngoài. Cũng vì thế mà giá xe đã giảm đi đáng kể, và người tiêu dùng có cơ hội tiệm cận hơn với những sản phẩm thuộc hàng xa xỉ này.Không lâu sau khi chính sách thuế nhập khẩu ô tô giảm xuống còn 60%, thị trường ôtô Việt đã bước vào một cơn sốt thực sự. Lượng xe bán ra luôn có tỷ lệ tăng gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với năm trước. Hết những kỷ lục này đến kỷ lục khác được xác lập trên thị trường xe hơi.Năm 2009 vừa qua thị trường ô tô Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ngoạn mục đầy bất ngờ.Tuy nhiên với doanh số bán hàng vừa được hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố đã dự báo cho thị trường ô tô Việt Nam năm 2010 sẽ trầm lắng đi khá là nhiều. Dưới đây là tình hình bán hàng VAMA tháng 1/2009.

Trong tháng 1/2010, các thành viên của VAMA chỉ bán được 4052 xe ôtô các loại, giảm đến 59,45% so với doanh số bán hàng tháng 12.2009 (doanh số bán là 9993 xe). Lý giải về sự sụt giảm mạnh này, nhiều đại lý ôtô cho rằng, đợt mua để hưởng ưu đãi thuế đã gây ra cơn sốt trong các tháng cuối năm 2009 khiến cho doanh số tăng đầy bất ngờ.Cũng trong Tháng 1/2010, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 3.400 chiếc – giảm đến 69,6% so với lượng NK tháng 12/2009, kim ngạch nhập khẩu cũng giảm xuống mức 54,6 triệu USD. Nếu so sánh về lượng xe du lịch, thì mức giảm là 69,7% (2.400 chiếc/7.900 chiếc). Điều này cho thấy, ôtô nhập khẩu nói riêng và thị trường ôtô nói chung  đang bước vào thời kỳ trầm lắngSau khi thuế VAT và lệ phí trước bạ tăng trở lại mức 10%, người mua đã chùn tay, vì mỗi chiếc xe loại trung bình họ đã phải chi thêm vài ba chục triệu đồng, loại xe trung-cao cấp, người tiêu dùng phải chi thêm trên dưới một trăm triệu đồng.Trên thực tế, sự sụt giảm đã được nhìn thấy trước. Chính vì thế một số hãng như Ford VN, Mercedes hay Toyota… đã cố gắng kéo dài sự ưu đãi bằng cách giảm giá, tặng phụ kiện trị giá vài chục triệu đồng,tăng thời gian bảo hành…. Tuy nhiên,những biện pháp trên không thể thực hiện trong một thời gian dài vì sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp kéo theo giảm sút về lợi nhuận.

Vấn đề là khi sự hỗ trợ chưa dứt thì đợt băng giá mới đã có dấu hiệu bắt đầu lan tỏa, lại cộng thêm tác động của sự cố lỗi kỹ thuật gần đây nhất là lỗi kỹ thuật chân phanh của xe Toyota ở thị trường Mỹ,mới đây nhất là Ford sản phẩm của Ford Transit 2007 bị nghi ngờ là lỗi tăng ga đột ngột có thể càng tác động tiêu cực đến sức mua trên thị trường Việt Nam.Ngoài ra 4 yếu tố sau cũng góp phần làm thị trường ô tô Việt Nam trong thời gia vừa qua lắng xuống đó là thuế VAT và phí trước bạ tăng trở lại, tỉ giá USD – VND tăng và ngân hàng thắt chặt cho vay.Theo VAMA, việc nhiều loại thuế và phí có tác động trực tiếp đến giá bán tăng cao đang đẩy các nhà sản xuất ôtô vào tình thế khó khăn hơn bao giờ hết mà biểu hiện rõ rệt là doanh số sụt giảm, sản xuất đình trệ.Trong đó đáng chú ý nhất là các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới tăng mạnh đối với các loại xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi (từ 30% lên các mức 45%, 50% và 60%) đã ngay lập tức khiến phân khúc này sụt giảm thê thảm.Tháng trước đó, doanh số của phân khúc này đã tăng vọt do tâm lý mua chạy thuế của người tiêu dùng.Theo đánh giá của VAMA, các loại xe đa dụng 6-9 chỗ rất phù hợp với điều kiện hạ tầng của Việt Nam và đang được phần lớn người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó các doanh nghiệp ôtô đã định hướng đây sẽ là dòng sản phẩm chủ lực, có vai trò quan trọng đối với tương lai của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Trên thực tế, các hãng xe cũng đã và đang tập trung nghiên cứu sản xuất để tung ra thị trường các loại xe đa dụng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường .

Vì vậy, VAMA cho rằng việc thuế tiêu thụ đặc biệt tăng mạnh với dòng sản phẩm này là không hợp lý.Từ đó, VAMA đề xuất hoãn thực hiện tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới) đối với mặt hàng ôtô đến hết năm 2009 và thậm chí nếu hết 2009 thị trường vẫn chưa phục hồi thì tiếp tục hoãn đến khi phục hồi.Ngoài ra, VAMA cũng kiến nghị tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ 50% thuế giá trị gia tăng đối với ôtô đến hết năm 2010 thay cho thời hạn 31/12/2009 được Bộ Tài chính quy định hồi tháng 2/2009.

Đặc điểm lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là thị trường nội địa quá nhỏ, mức sống thấp, sức mua hạn hẹp, trong khi có quá nhiều nhà lắp ráp, gồm 12 liên doanh (kể cả Honda Việt Nam mới được cấp phép) và hơn 160 doanh nghiệp trong nước.Thị phần của các liên doanh chiếm đa số, chủ yếu là dòng xe cao cấp, còn doanh nghiệp Việt Nam bước đầu chỉ hướng vào dòng xe chuyên dụng, xe phổ thông. Về mặt lý thuyết, khi có nhiều doanh nghiệp cấp sản phẩm, dịch vụ cùng tham gia vào thị trường, tất yếu sẽ tạo ra sức cạnh tranh, nhưng với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thì ngược lại: nếu nhà sản xuất không thể tăng sản lượng bán hàng thì tìm mọi cách tăng giá sản phẩm để vẫn đạt tổng mức lợi nhuận cao nhất hoặc tìm cách làm cho khan hiếm hàng để thu hút khách.Với hy vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, Chính phủ đã dành cho ngành này những ưu đãi đặc biệt về thuế. Ngoài những ưu đãi đã được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô còn được hưởng ưu đãi về thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Tuy nhiên, chính sách ưu đãi thuế đã bị doanh nghiệp lợi dụng để tăng giá bán, thu lợi nhuận cao thay vì đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hoá đến 30-40% như cam kết để hình thành một nền công nghiệp ô tô thực sự.Thực tế hiện nay, 11 liên doanh chỉ khai thác được 30% công suất (tổng công suất đăng ký là 146.000 xe/năm). Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu để khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có mức lãi rất cao, chứng tỏ giá bán ô tô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá thực của xe.Trước thời điểm cận kề Việt Nam ra nhập WTO và AFTA, các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô đã đối phó bằng cách rút ngắn tối đa thời hạn khấu hao vốn đầu tư. Đối với các doanh nghiệp này, hội nhập cũng đồng nghĩa với đối diện khó khăn, vì sản phẩm của họ giá rất cao, không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu. Vì vậy, mặc dù biết trước thời hạn bảo hộ không còn bao lâu nhưng từ năm 2002 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận bỏ ra vào trăm triệu USD để tham gia vào thị trường lắp ráp ô tô.Sắp tới, thị trường ô tô Việt Nam có thể lành mạnh hơn vì có hai nguồn cung cấp mới, đó là nguồn xe nhập khẩu được giảm thuế từ 0%- 5% khi Việt Nam tham gia CEPT và AFTA vào cuối năm 2007, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước cũng được nâng dần lên 90%. Khi đó, người dân sẽ không mua xe trong nước nếu giá vẫn bằng giá xe nhập khẩu như hiện nay. Thứ hai là, nguồn cung cấp của các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia đầu tư với công nghệ chủ yếu nhập từ Trung Quốc, giá thành sản phẩm được hứa hẹn là sẽ rẻ hơn so với giá mà các liên doanh đang bán.