Đến Thắt Bằng Hạn Nghạch Và Tỷ Lệ Nội Địa Hóa Xe Máy

        Nhùng nhằng kéo dài trong phương cách quản lý cộng với sự đổ lỗi lẫn nhau giữa một số cơ quan chức năng Nhà nước trước buá rìu dư luận khiến cho suốt từ năm 2001 đến nửa đầu năm 2002, tình hình nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe máy không những không lập lại được trật tự mà còn có phần lộn xộn hơn .Cũng trong thời gian này ,đã diễn ra hai đợt kiểm tra ,thanh tra liên ngành trên quy mô cả nước đối với tất cả các DN sản xuất ,lắp ráp xe máy . Song phải rất lâu mới có kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ , mà trong đó vẫn còn không ít nhận xét , đánh giá khác nhau từ phía các bộ , ngành .

        Cuối cùng, nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã chỉ đạo áp dụng trở lại hạn ngạch nhập khẩu trong năm 2002 ở mức 1,5 triệu bộ linh kiện , trong đó DN trong nước 900 nghìn bộ và DN có vốn đầu tư nước ngoài 600 nghìn bộ. Biện pháp quản lý mang tính hành chính bắt buộc này đã kiềm chế được lượng xe máy nhập khẩuvào nước tavà buộc các DN lắp ráp xe máy làm ăn theo kiêủ chụp giựt phải tự mình củng cố lại để có đủ tiêu chí phân bổ hạn ngạch nhập khẩu .

        Tuy nhiên ,đối với những DN vốn trước nay đầu tư làm ăn có bài bản thì việc áp dụng chỉ tiêu hạn ngạch đã làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của họ .Điển hình là trường hợp Honda Vietnam ,năm 2002đã đầu tư hơn 16 triệu USD để mở rộng sản xuất ,tăng tỷ lệ NĐH và tuyển thêm hơn 1.400 lao động (đưa tổng số lên 2.500 người ) nhằm bảo đảm cho kế hoạch sản xuất 587 nghìn xe .Nhưng đến tận đầu tháng 9 mới nhận được thông báo phân bổ hạn ngạch nhậo khẩu chỉ có 280 nghìn xe .Vậy là Honda Vietnam sẽ buộc phải đóng cửa, nghỉ việc để chờ chỉ tiêu phân bổ hạn ngạch …năm 2003. Không chỉ có thế ,mà cả 16.000người trong hệ thống bán trong nước cũng chịu chung số phận .Điều đáng nói hơn là người tiêu dùng sẽ không được lựa chọn sản phẩm ưa thích xe Wave Alpha, mà phải mua các loại xe khác .Rõ ràng ,tính cạnh tranh đã bị cơ chế hạn ngạch triệt tiêu ,nhà sản xuất và người tiêu dùng đều thiêt .

        Không chỉ có Honda Vietnam, nhiều DN khác cũng phản ứng cơ chế này .Họ nói:Nhà nước cho phép , chúng tôi mới đầu tư. Nay khống chế bằng hạn ngạch mà không sản xuất hết công suất thì ai khấu hao ,ai trả lãI cho chúng tôi ? ấy là còn chưa kể đến không thể tránh khỏi tình trạng chạy cửa trước ,luồn cửa sau để xin xỏ ,mua bán chỉ tiêu hạn ngạch …

Giá ô tô ở Việt Nam trên trời là vì đâu?

Chi phí cho và các loại thuế cho một chiếc xe hơi khi về tới Việt Nam có giá vô cùng đắt đỏ. Vì thế, để sở hữu được một chiếc xế cho riêng mình, bạn phải bỏ ra rất nhiều chi phí và chịu giá cao gấp 2,5 – 3 lần khi mua một chiếc xe hơi cùng loại như vậy tại nước ngoài, chưa tính đến các loại xe ô tô sang trọng

– Hiệu quả của sản xuất, theo như thông tin của một chuyên gia lâu năm trong ngành ô tô cho biết các con số mà các liên doanh đăng ký sản xuất hàng năm chỉ là để báo cáo, trên thực tế họ chưa khai thác được hết công suất của dây chuyền. Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có lãi cao. Điều này chứng tỏ giá bán ô tô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe. Điển hình như dòng xe S63 AMG của Mercedes-Benz có giá bán khởi điểm ở Mỹ là 139.500$ và giá ở Việt Nam là 8 tỉ 923 triệu đồng. 

.